12/04/2012 |
Cùng chung quan điểm với 27% người tiêu dùng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, người Việt Nam đặc biệt tin vào lời khuyên của người quen (26%).
Người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt tin vào lời khuyên của người quen.
Quảng cáo xã hội được tin tưởng
Vượt qua các hình thức quảng cáo khác, mô hình quảng cáo truyền miệng (earned media) như lời khuyên từ bạn bè và gia đình được 92% người tiêu dùng khắp thế giới tin tưởng - tăng 18% kể từ năm 2007, theo nghiên cứu mới đây của Nielsen, công ty đa quốc gia chuyên nghiên cứu và đánh giá thông tin về người tiêu dùng xem và mua sắm.
Các đánh giá của người dùng trực tuyến là hình thức quảng cáo được tin tưởng thứ hai với 70% người tiêu dùng toàn cầu được hỏi cho biết họ tin vào hình thức này, tăng 15% trong 4 năm qua.
Khảo sát toàn cầu của Nielsen về mức độ tin tưởng của người tiêu dùng vào hình thức quảng cáo phỏng vấn 28000 người dùng internet ở 56 quốc gia cho thấy 47% người tiêu dùng khắp thế giới cho biết họ tin vào các quảng cáo trên Tivi, báo và tạp chí, mức độ tin tưởng giảm đi lần lượt 24%, 20% và 25% kể từ năm 2009.
Tuy nhiên, mô hình tiếp thị truyền thống như quảng cáo trên truyền hình vẫn là kênh tiếp thị được đầu tư nhiều nhất. Theo nghiên cứu Global Adview Pulse của Nielsen gần đây, trong năm 2011 tổng chi phí quảng cáo toàn cầu tăng 7% so với năm 2010, và chủ yếu dành cho quảng cáo trên truyền hình, tăng 10% so với năm ngoái tính cả 2 thị trường lớn là Mĩ và Trung Quốc,
Việt Nam: tin vào lời khuyên của người quen
Cùng chung quan điểm với 27% người tiêu dùng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, người tiêu dùng Việt Nam rất tin vào lời khuyên của người quen (26%). Mô hình quảng cáo truyền miệng được tin tưởng nhất khi tới 6/10 người được hỏi cho biết họ tin vào các nhận xét của người dùng trực tuyến.
58% người tiêu dùng trực tuyến khắp thế giới tin vào mô hình đầu tư quảng cáo (owned media) như thông điệp trên website của doanh nghiệp, và 50% tin vào nội dung các email mà họ đã đồng ý nhận.
42% người được hỏi toàn cầu tin vào các sản phẩm được nhắc đến trong TV trong khi 42% khác tin vào quảng cáo trên radio, 41% tin vào các thông điệp trước các bộ phim.
Cũng theo khảo sát của Nielsen, 36% người tiêu dùng trực tuyến tin vào các video quảng cáo trực tuyến, và 33% tin vào các banner trực tuyến, tăng từ 26% trong năm 2007. Các quảng cáo hiện trên kết quả tìm kiếm được tin bởi 40% người dùng khắp thế giới, tăng từ 34% trong năm 2007. Quảng cáo trả tiền trên các mạng xã hội được xem là đáng tin bởi 36% người dùng toàn cầu.
Tuy internet đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhưng người Việt Nam vẫn không mấy tin tưởng vào các hình thức quảng cáo trực tuyến theo mô hình mua quảng cáo (paid media). 31% người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam tin vào quảng cáo trên các kết quả tìm kiếm trực tuyến, 28% vào các video quảng cáo trực tuyến, trong khi chỉ một phần năm (22%) tin vào các banner quảng cáo trực tuyến.
Theo khảo sát của Nielsen, một phần ba người được hỏi toàn cầu tin vào video hoặc banner trên các thiết bị di động như máy tính bảng hoặc điện thoại thông mình. Xấp xỉ hai phần ba (29%) người tiêu dùng trực tuyến toàn cầu tin vào tin nhắn quảng cáo trên điện thoại di động, tăng từ 21% trong năm 2009.
Dù số lượng người sở hữu các thiết bị di động ngày càng nhiều tại Việt Nam, 81% người tiêu dùng cho biết họ không mấy tin vào các mẫu quảng cáo trên điện thoại di động. Hình thức quảng cáo ít được tin tưởng nhất là “quảng cáo bằng tin nhắn” với chỉ 13% người được hỏi cho biết họ tin vào các tin nhắn dạng này.
Theo dvt.vn