Quan điểm truyền thông phức hợp của Samsung

Santana – CMO của hãng này chia sẻ: đối với các thương hiệu, không chỉ đơn giản là chọn lựa giữa phương án marketing truyền thống và marketing kỹ thuật số.


Quan điểm truyền thông phức hợp của Samsung

Đối với các thương hiệu đại chúng, mọi người đều biết rằng truyền thông truyền thống một mình nó không còn có thể kéo được một chương trình tiếp thị đầy đủ. Nhưng câu trả lời không nằm ​​gọn cho phương án truyền thông kỹ thuật số. Như lời Giám đốc Tiếp thị cấp cao của Samsung – ông Ralph Santana đã giải thích khi trình bày bài phát biểu vừa qua tại Hội nghị quảng cáo kỹ thuật số do Ad Age tổ chức, thì: "Nếu sự lựa chọn của bạn chỉ nằm trọng hai phương án này, thì đó là một thiếu sót." Các nhà tiếp thị cần phải đi xa hơn so với sự khác biệt giữa yếu tố truyền thống và kỹ thuật số để nắm bắt một cảnh quan truyền thông mang tính liên tục.

Phương hướng của Samsung là nhằm kiếm tìm điểm tương giao của đặc trưng một thương hiệu với xu hướng văn hóa đương thời và các giá trị để tạo ra phương pháp tiếp cận phù hợp về văn hóa. Ý tưởng "Chọn lựa văn hóa" (Vutural Casting) của Samsung cần cảm giác đại chúng, như vậy bằng cách sử dụng nền tảng truyền thông phức, họ có thể bắt đầu nhắm đến các tối tượng khách hàng mục tiêu chuyên biệt đưa vào việc dùng các công cụ có liên quan.

Samsung-Santana-CMO

Santana xác định được ba tiêu chí quan trọng cho các thương hiệu đại chúng để tìm kiếm thành công cho mình trên thị trường: tiếp cận rộng rãi, cam kết có ý nghĩa và tác động về mặt tài chính. Với khung tiêu chí này, ông nghiên cứu những lợi thế và bất lợi của cả hai phương tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số, chứng minh rằng mục tiêu trong năm 2011 của Samsung là làm cho 90 triệu sản phẩm đạt yêu cầu, là sự kết hợp kỹ lưỡng giữa yếu tố khoa học công phu và cảm hứng nghệ thuật.

Khi nhìn vào phương tiện truyền thông truyền thống, mở rộng độ tiếp cận vẫn truyền tải thông điệp được tới khán giả đại chúng, Santana chỉ ra một kết quả nghiên cứu cho thấy 62% tổng lượng tiêu thụ truyền thông tiêu thụ ở Mỹ năm ngoái vẫn thiên về yếu tố truyền thống. Tuy nhiên về mặt thông điệp cam kết có ý nghĩa, thì khả năng tương tác của các phương tiện truyền thông truyền thống bị hạn chế, khi mức độ chú ý của người xem bị chi nhỏ và khả năng né tránh các phương tiện truyền thông truyền thống cũng ngàng càng dễ hơn.

Còn với yếu tố tác động về mặt tài chính của các phương tiện truyền thông truyền thống, thì " ngày càng trở nên khó khăn để xác định mức chi tiêu cho các phương tiện truyền thông truyền thống dựa vào [các] hệ thống đo lường chúng ta đang có", ông Santana nói.

Áp dụng cũng ba tiêu chuẩn trên đối với phương tiện truyền thông kỹ thuật số, thì khả năng tiếp cận rộng rãi của phương tiện này lại yếu. Mặc dù có sự xuất hiện mới đây của một số hệ thống nền cho phép truy cập đại chúng - ví dụ như trò chơi dùng Zynga trên Facebook - "CityVille", với 20.9 triệu người dùng chơi hàng ngày, con số này có thể đem so với "American Idol", chương trình truyền hình quốc gia được xem nhiều nhất với 24 triệu lượt xem hàng tuần -- phần lớn các trường hợp, khán giả vẫn bị cô lập và việc đa dạng hóa cũng như số lượng các hệ thống nền đã tạo ra một chuỗi cung ứng lộn xộn. Khi nói đến điện thoại di động, để phát ra hàng loạt tin nhắn, một nhà tiếp thị phải xem xét một loạt các hệ điều hành, chẳng hạn như Android hoặc iOs. "Chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ hơn khi dùng kỹ thuật số," ông Santana thừa nhận.

Các cam kết có ý nghĩa có vẻ sẽ tốt hơn cho kỹ thuật số, "nhưng chúng ta vẫn cần phải làm việc chăm chỉ." Hiệu suất của yếu tố này - Santana nói, "là không đo lường được: các chỉ số về số lần nhấp chuột đang hầu hết ở mức 0,1%." Các quảng cáo trên truyền hình đang bị phớt lờ 14% thời gian, nhưng điều này có khả quan hơn một phần so với quảng cáo tìm kiếm trên mạng, vốn bị bỏ qua đến 20% thời gian phát, và banner quảng cáo internet, bị bỏ qua tới 43%. "Nếu tôi không thể khiến bạn nhấp vào quảng cáo của tôi và có được đông đảo người tham gia, thì tôi cần phải làm việc chăm chỉ hơn" - ông nói.

Về tác động tài chính, viễn cảnh cũng không mấy đơn giản. Theo một nghiên cứu BCG được tiến hành trong năm 2010, khảo sát 75 thương hiệu cho thấy, mỗi 1USD đầu tư vào quảng cáo trên Internet có thể kiếm về 1,85USD – cao hơn truyền hình, quảng cáo thương mại và quảng cáo in. Khi cân nhắc số lượng những gì cần cho quảng cáo đó, thì tuy nhiên lại có một mối quan hệ nghịch đảo, nơi mà yếu tố trực tuyến dẫn đến doanh số thấp nhất, và thương mại thì phục vụ cho việc thổi phồng thông tin.

Cuối cùng thì với Samsung, một phương pháp tiếp cận truyền thống vẫn còn đem lại hiệu quả tốt, nhưng giá trị của đang bị giảm sút. Đồng thời, phương tiện truyền thông kỹ thuật số có một hứa hẹn to lớn, "nhưng không bắt chúng tôi phải làm việc quá chăm chỉ", ông Santana thừa nhận. Điều đó có nghĩa các nhà tiếp thị cần phải tách phần cá cược của họ vào tất cả các hệ thống nền truyền thông khả thi, chứ không chỉ là một trong hai phương pháp tiếp cận này.

Kim Anh - Vietnambranding, theo Adage

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Bài xem nhiều
 
Tiêu điểm