Những thủ thuật SEO bất chính khiến website bị cấm

Một trong những cách hiệu quả nhất để thực hiện các điều này là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Có rất nhiều phương pháp SEO hiệu quả có thể tối ưu hóa website doanh nghiệp của bạn

Có rất nhiều phương pháp SEO hiệu quả có thể tối ưu hóa website doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số thủ thuật bất chính không những hủy hoại danh tiếng công ty và khiến website của bạn bị Gooble ngăn cấm mà còn gây ra hàng loạt những rắc rối liên quan đến pháp luật.

Có một cuộc tranh luận đang diễn ra giữa các chuyên gia về những gì được xem là SEO “mũ trắng” và SEO “mũ đen”. Theo tôi, sự khác biệt lớn nhất chính là SEO “mũ trắng” giúp công cụ tìm kiếm đem tới người dùng những kết quả chất lượng hoạt động theo những hướng dẫn có sẵn.

Mặt khác, SEO “mũ đen” bao hàm việc lợi dụng những giới hạn có sẵn trong tập hợp các qui tắc theo trình tự nhất định công cụ tìm kiếm. Các chuyên gia thường bất đồng về những gì được xem là phương pháp SEO “mũ trắng” và SEO “mũ đen”.

Theo tôi thì việc gọi những phương pháp này là gì không quan trọng, điều quan trọng ở đây là một số thủ thuật này là những ý tưởng tồi tệ và vì thế hầu hết các nhà tiếp thị nên tránh sử dụng chúng. Những lý do thì luôn biến đổi nhưng có một khuôn mẫu chung đó là: tránh những thủ đoạn SEO nhằm đánh lừa công cụ tìm kiếm và bóp méo kết quả tìm kiếm. Đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi: nếu một người đang thực hiện việc “xem xét thủ công” phát hiện ra thủ thuật sẵn có thì đó có lẽ là một thủ thuật rất dở.

Sẽ thật an toàn khi thừa nhận rằng nếu bạn cố gắng lợi dụng lỗ hổng trong thuật toán ngày nay, những lợi thế của bạn sẽ chỉ là nhất thời. Điều quan trọng hơn, bạn có thể đối mặt với rủi ro cao khi website của bạn bị phạt hay cấm.

6 thủ thuật SEO mà các nhà sản xuất nên tránh:

1. Link farms

Mọi người đều nhất quán rằng một trong những ảnh hưởng mạnh nhất trên việc xếp hạng tìm kiếm là số lượng và chất lượng những đường link liên kết đến một trang web. Link farm là một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn. Những đường link này là “giả” (nhằm báo hiệu chất lượng website mà chúng liên kết) và vì thế chúng bóp méo kết quả công cụ tìm kiếm.

2. Automated Content Generation/Duplication

Các công cụ tìm kiếm rất thích nội dung. Chúng đặc biệt thích những nội dung nào được cập nhật thường xuyên. Điều không may là việc tạo ra những nội dung độc đáo như thế sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Khi cố gắng tạo ra các mạng lưới công cụ tìm kiếm nhằm thiết lập nhiều trang web hơn từ một website, và thực hiện điều này thường xuyên sẽ khiến một số trang sẽ thử các nội dung được tạo tự động hoặc lấy nội dung của các website khác để đăng lại. Thủ thuật này thường đi kèm với link farms (bởi vì nếu bạn tạo ra hàng ngàn site, bạn sẽ cần nội dung để đăng trên các site đó vì thế công cụ tìm kiếm sẽ đưa chúng vào danh mục liên kết) Google rất giỏi trong việc xác định đâu là nội dung “tự nhiên” và đâu là nội dung không có giá trị được máy tính tạo ra. Còn về việc tự ý sao chép các nội dung từ những trang web khác là vi phạm luật sao chép và điều này được xem là vô đạo đức.

3. Keyword Stuffing

Thủ thuật này liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần một từ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lên kết quả công cụ tìm kiếm. Nhiều năm trước các công cụ tìm kiếm đã vô hiệu hóa thủ thuật này, nhưng vì một vài lý do thủ thuật này hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi.

4. Coaking

Thủ thuật này nhằm chuyển giao nội dung một website khác tới mạng lưới công cụ tìm kiếm thay vì tới người sử dụng. Động cơ thông thường đối với thủ thuật này là chuyển nội dung cho công cụ tìm kiếm nhằm xếp hạng trên một giới hạn nào đó thay vì gửi nội dung khác cho người sử dụng thực sự. Công cụ tìm kiếm phát hiện điều này khá dễ dàng. Nếu bạn bị nghi ngờ sử dụng thủ thuật cloaking, rất dễ dàng để một người nào đó (như nhân viên của Google chẳng hạn) ghé thăm trang web của bạn và kiểm tra xem liệu bạn có đang cloaking hay không. Khi bị phát hiện thì thủ thuật này là một trong những biện pháp đáng tin cậy nhất để cấm website hoạt động.

5. Hidden Text

Thủ thuật này nhằm che giấu văn bản trên trang web khiến cho công cụ tìm kiếm sẽ nhập vào danh mục (nhằm mục đích tăng xếp hạng), những người truy cập sẽ không thấy được. Ví dụ đơn giản nhất chính là việc biến đổi văn bản màu trắng trên nền trắng. Thủ thuật này dựa trên vài thứ đơn giản như các thẻ trong HTML, những kiểu CSS hoặc javascript nhằm thay đổi trang web. Bất kể thủ thuật này tinh vi đến đâu nó cũng vẫn bị phát hiện dưới một vài chi tiết nhỏ.

6. Doorway/Gateways Pages

Thủ thuật này tương tự thủ thuật cloaking. Thay vì chuyển giao nội dung khác đến spiders, một trang khác lại hiện ra 1 trang nhất định để được xếp loại tốt trong công cụ tìm kiếm, nhưng sau đó lại gửi tới người sử dụng một trang khác. Rõ ràng đây không phải là điều thích thú cho những người sử dụng khi họ không kiếm được nội dung họ cần.

Thật sai lầm khi cố qua mặt các kỹ sư Google

Hầu hết tất cả các thủ thuật này cho rằng công cụ tìm kiếm sẽ không tài nào phát hiện được. Chúng dựa trên việc lợi dụng những giới hạn hiện tại của thuật toán dùng cho công cụ tìm kiếm. Bất kỳ chiến thuật Internet dựa trên việc qua mặt Google đều không phải là một chiến thuật thông minh. Vì đối với hầu hết marketers, thay vì bỏ thời gian công sức vào những thủ thuật trên thì họ sẽ đầu tư vào 2 điều sau:

• Cải thiện website để được xếp hạng cao bởi vì những nội dung giá trị và khác biệt.

• Giúp công cụ tìm kiếm phát hiện ra nội dung vì lợi ích của người sử dụng. Hợp tác với công cụ tìm kiếm thay vì cố lợi dụng chúng là cách duy nhất giúp website bạn hoạt động hiệu quả trong tương lai.

Theo internetmarketing

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Bài xem nhiều
 
Tiêu điểm