Công nghệ tạo màn ảnh mỏng nhất thế giới từ bong bóng xà phòng

Chúng ta đã quá quen thuộc với trò chơi thổi bọt xà phòng để tạo ra những quả bong bóng ngộ nghĩnh bay lơ lửng rồi vỡ tan trong không khí.

Công nghệ tạo màn ảnh mỏng nhất thế giới từ bong bóng xà phòng

Một nhóm các nhà khoa học đến từ các trường đại học của Nhật Bản và Mỹ có vẻ cũng hứng thú với cách mà màu sắc xuất hiện trên màng bọt như vậy, nhưng trên một khía cạnh có tính ứng dụng cao: sử dụng chúng để hiển thị hình ảnh. Tất nhiên, do được tạo từ xà phòng nên nó rất mỏng, có thể nói là mỏng nhất trong tất cả các loại màn ảnh.

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học, họ tạo ra các màng mỏng từ các chất keo của một hỗn hợp gồm đường, glycerin, xà phòng, chất hoạt tính, sữa và nước. Màng mỏng này dẻo dai tới mức thậm chí không bị vỡ khi một một vật thể có kích thước lớn như ngón tay chọc xuyên qua. Như vậy, họ đã khắc phục nhược điểm dễ vỡ của bong bóng xà phòng vốn có nguyên nhân là do sức căng bề mặt giảm.

Các màng xà phòng thông thường hầu như trong suốt với ánh sáng (tức là cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn), màu sắc trên bề mặt mà chúng ta thấy được là do các các hiệu ứng quang học như thấu kính, phản xạ, khúc xạ và chủ yếu là giao thoa. Vì vậy, để các hình ảnh phát ra từ máy chiếu có thể hiện lên trên màng ảnh mỏng, nhóm nghiên cứu sử dụng sóng siêu âm để thay đổi trạng thái bề mặt màng, nhờ đó cũng thay độ cản sáng cũng như tính tương phản theo ý muốn. Sóng siêu âm cũng được sử dụng để thay đổi tính chất của hình ảnh phát ra từ máy chiếu trước khi nó đi tới màng mỏng.

Bây giờ các bạn sẽ thắc mắc liệu các màn ảnh bé xíu này có tác dụng khi so với các màn phẳng bằng vải thông thường? Trong khi màn ảnh truyền thống là các màn phẳng, do đó hình ảnh hiển thị chỉ là hình 2D. Hoặc để tạo ra hỉnh ảnh ba chiều thì cần phải sử dụng hai máy chiếu và đeo một kính đặc biệt để ánh sáng chiếu từ hai góc khác nhau gây ra hiệu ứng 3D. Còn với loại màng ảnh mới này, người ta có thể thay đổi bề mặt của nó và hình ảnh chiếu lên. Chính vì thế, màn ảnh bằng xà phòng cho phép hiển thị hình ảnh một cách chân thực và sống động, đặc biệt là các hình ảnh “nổi” như trái đất hoặc quả bóng, trông chúng thực sự đang lơ lửng trong không trung. Hơn nữa người dùng có thể chạm tay vào màn hình để cảm giác thực sự những gì họ đang thấy. Để tạo ra hiệu ứng 3D, các nghiên cứu viên cũng sử dụng hai máy chiếu và ghép nhiều màng mỏng với nhau.

Nhóm nghiên cứu hi vọng công nghệ này sẽ sớm được áp dụng tại các buổi biểu diễn nghệ thuật hoặc các phòng trưng bày sản phẩm. Họ cũng đã gửi đăng kí bản quyền và cho biết sẽ trình diễn công nghệ này tại hội nghị về đồ họa máy tính và công nghệ tương tác Siggraph vào tháng 8 tới đây.


Nguồn Newscientist

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Bài xem nhiều
 
Tiêu điểm