Bảo vệ - Bảo hiểm kích thích người mua thanh toán trực tuyến

03/02/2012

Thói quen giao dịch trực tiếp làm cho thương mại điện tử kém phát triển; giao dịch trực tuyến có quá nhiều rủi ro và dễ bị lừa đảo; 41% người tiêu dùng không muốn tiết lộ thông tin tài chính trên mạng; 40% muốn tận mắt nhìn, sờ hàng hóa trước khi mua…

Hiện nay, giải pháp an ninh an toàn thông tin trong kinh doanh trực tuyến là áp lực lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng. Họ phải đóng vai trò vừa đảm lợi ích cho người mua và cho cả người bán...

Cuối tháng 12/2011, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) đã tổ chức hội thảo “Công cụ triển khai cửa hàng bán lẻ trực tuyến”. Tại hội thảo này, VCCI đã chia sẻ một số thông tin cho thấy thương mại điện tử kém phát triền như: thói quen giao dịch trực tiếp; giao dịch trực tuyến có quá nhiều rủi ro và dễ bị lừa đảo; có đến 41% người tiêu dùng không muốn tiết lộ thông tin tài chính trên mạng; 40% muốn tận mắt nhìn, sờ được hàng hóa trước khi mua; 21% người tiêu dùng thích tìm kiếm trên mạng nhưng mua tại cửa hàng; 20% không có thẻ ngân hàng; 18% sợ rủi ro vì từng nghe các vụ việc lừa đảo; 14% cho rằng phí vận chuyển quá cao…


Hiện nay, giải pháp an ninh an toàn thông tin trong kinh doanh trực tuyến là áp lực lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng. Vì họ phải đóng vai trò vừa đảm lợi ích cho người mua và cho cả người bán.

Ông Dương Nhật Liêm, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Cây dù đỏ (nhà phân phối độc quyền AVIRA khu vực Đông Dương) cho rằng, cơ sở an toàn phải đi từ hệ thống hạ tầng, đường truyền cho đến các giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin cho người dùng.

Nhu cầu cơ bản về bảo mật của một giao dịch phải bảo đảm thông tin cá nhân, các công cụ đối soát giữa người mua và người bán nhằm ghi nhận các chứng cứ về giao dịch. Tính xác thực về bảo mật sẽ giúp nhà cung cấp ghi nhận lệnh điện tử như việc ký kết mua, bán trong thực tế; đồng thời bảo đảm được nội dung giao dịch. Vì thế, các nhà cung cấp giải pháp phải có một hạ tầng kỹ thuật vững chắc với các cơ sở quản lý rõ ràng. Việc bảo đảm an toàn không chỉ phòng chống tấn công từ bên ngoài mà còn bảo vệ dữ liệu ngay chính trong doanh nghiệp.

Ý kiến của các chuyên gia thương mại điện tử đều cho ràng, “chìa khoá” của thương mại điện tử là thanh toán trực tuyến. Ở đó người mua cần sự nhanh chóng, thanh toán tiện lợi và rộng khắp với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp với đa dạng các sản phẩm cùng các tổ chức tài chính, ngân hàng. Người bán hàng luôn cần có cộng đồng người mua càng đông thì doanh thu mang lại càng cao. Các cổng cụ thanh toán trực tuyến sẽ giải quyết những khó khăn của thị trường thương mại điện tử hiện nay và thúc đẩy mở rộng kích cỡ của thị trường để thay cho vai trò của các ngân hàng.

Theo nhìn nhận của ông Trần Việt Vĩnh, Công ty Cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình, để kích thích người mua qua giao dịch thương mại điện tử, điều cần thiết là người mua phải được bảo vệ - bảo hiểm 100% giá trị thanh toán trong trường hợp không nhận hàng hoặc hàng giao không đúng miêu tả khi trưng bày trên mạng… Doanh nghiệp bán hàng phải có dịch vụ tốt nhất, giao hàng thuận tiện, công cụ thanh toán tiện lợi. Nếu muốn bán được hàng tốt, người bán hàng phải mua bảo hiểm cho khách hàng của mình như mua vé máy bay.

Mặt khác, ông Vũ Đức Minh Hiếu, Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink cho rằng, người mua là khách hàng mục tiêu của bất cứ công cụ kinh doanh nào, chính vì vậy thị trường thương mại điện tử đang cần những mô hình thanh toán trực tuyến làm vai trò trung gian, kết nối người dùng với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Việc kết nối vào các cổng thanh toán trực tuyến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng trong việc gia tăng số lượng người dùng. Phương thức mở cửa cho các cổng ty kết nối vào hệ thống cũng giảm chi phí thay vì ngân hàng phải trực tiếp kết nối đến từng doanh nghiệp hoặc ngược lại.


Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Trung tâm dịch vụ thương mại điện tử VCCI lưu ý các doanh nghiệp, cần quan tâm đến 3 yếu tố trong sử dụng công cụ triển khai cửa hàng bán lẻ trực tuyến đó là: thời gian, chi phí và nhân lực. Thời gian là 8 tiếng cho đầy đủ các chức năng chạy; chi phí tối thiểu khoảng 1 triệu; và 2 nhân lực trong đó 1 người tham gia điều hành thường xuyên cửa hàng. Ngoài tính năng trình bày sản phẩm, danh mục sản phẩm, hỗ trợ trực tuyến, tìm kiếm sản phẩm, lưu thông tin đơn hàng, thông tin vận chuyển, phản hồi của khách hàng, công cụ còn quản lý số lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ, đánh giá khách hàng quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ nào nhất....

Theo PCworld

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Bài xem nhiều
 
Tiêu điểm