Thiết bị Android chạy đua với đám mây của Apple

19/01/2012

Cuối cùng thì những hãng sản xuất thiết bị Android cũng thấy được điều quan trọng khi cạnh tranh với Apple là phải đưa dịch vụ và phần mềm vào thiết bị di động.

Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2012 tại Las Vegas (Mỹ), vài trong số các hãng này đã trình bày phác thảo các chiến lược đám mây của họ.

Acer và Lenovo, những hãng sản xuất máy tính bảng và smartphone Android và máy tính cá nhân Windows, sẽ cung cấp các dịch vụ đám mây và dịch vụ máy chủ để giúp đồng bộ, truy cập nội dung và tài liệu dễ dàng hơn bằng máy tính cá nhân, smartphone và máy tính bảng.

Acer sẽ trang bị thiết bị của họ với AcerCloud, một dịch vụ máy chủ mà người dùng có thể truyền tài liệu và tập tin chia sẻ qua máy tính bảng, smartphone và máy tính cá nhân. Lenovo cũng đã cho biết chi tiết về dịch vụ đám mây sắp ra mắt của họ, cho phép truy cập và chia sẻ nội dung và tập tin trên TV, máy tính bảng, smartphone và máy tính cá nhân do họ sản xuất qua đám mây cá nhân hay công cộng.

Hai hãng này đang theo một chiến lược tổng thể cho thiết bị di động do Apple đề xướng, theo đó phần mềm và dịch vụ đã được đưa vào các sản phẩm iPad và iPhone rất thành công của Apple. Theo các nhà phân tích, ngoài Amazon, các hãng sản xuất thiết bị Android hầu như chỉ là các hãng sản xuất phần cứng và trước giờ đã cố gắng cung cấp một bộ phần mềm và dịch vụ tích hợp tương xứng để hoàn thiện máy tính bảng và smartphone.

Theo nhà phân tích công nghiệp công nghệ Patrick Moorhead của Moor Insights and Strategy, Lenovo và Acer đã cung cấp đầy đủ các loại phần cứng nhưng chưa cung cấp đầy đủ ứng dụng và dịch vụ cho người dùng.

Ông Moorhead hi vọng, các hãng này sẽ đáp ứng được phần thiếu sót này trong vòng 18 tháng tới bằng cách kết hợp với các đối tác và phát triển nội bộ.

Các dịch vụ đám mây cá nhân như iCloud của Apple cũng là những “yếu tố gắn bó” giúp giữ chân khách hàng khi doanh số bị suy giảm, theo ông Moorhead. Phát triển và mở rộng các dịch vụ đám mây cá nhân có thể hái ra tiền rất quan trọng cho tương lai của Lenovo và Acer. Hai hãng này thấy được điều này và nhận thấy họ phải nâng cao năng lực tiềm tàng của họ.

Dù đáng được thực hiện, nhưng các hãng phần cứng không nhất thiết phải cung cấp dịch vụ đám mây, đặc biệt là vì thiết lập, duy trì và quản lí kiểu dịch vụ này rất tốn kém và phức tạp, theo Charles King, Trưởng nhóm phân tích của Pundt-IT. Nhưng nếu có kế hoạch và đầu tư đúng đắn và có đối tác, một hãng phần cứng có thể dùng dịch vụ đám mây để phục vụ lợi ích lâu dài của hãng.

Theo ông King, Apple là hình ảnh tiêu biểu tất cả các hãng đều muốn theo, nhưng các hãng thiết bị Android phải nỗ lực nhiều để theo kịp bước, khi xét đến phân mảng cộng đồng phần cứng và phần mềm.

Ông King cho biết, các đặc điểm đã giúp dẫn đến thành công to lớn của cộng đồng Android là tính đa dạng và phổ biến. Điều này cũng cho thấy là có ít hãng riêng lẻ nào có kích cỡ và quy mô để có thể thật sự là một hãng đồng nhất như Apple.

Nếu cộng đồng Android muốn thành công, dịch vụ đám mây phải có tính khác biệt, vì tính năng phần cứng thường giống nhau.

Theo ông King, dịch vụ đám mây có thể đem lại dòng doanh thu mới, đặc biệt hấp dẫn đối với các hãng có thiết bị trước giờ đem lại lợi nhuận ngày càng kém.

Theo PCWorld VN

Like Topit.vn

Tin mới
 
Tin liên quan
 
Tiêu điểm