Nhìn nhận đúng hơn về các ứng dụng nhắn tin miễn phí

Nguồn soha 31/01/2013

Với hoàng loạt ứng dụng phần mềm nhắn tin miễn phí ra đời,  vic sử dụng điện thoại để gửi đi các tin nhắn đã trở nên "khá đắt". Tuy vậy, chúng ta cần nhìn lại một cách sâu sắc hơn để có cách thức sử dụng hợp lí nguồn ứng dụng miễn phí này.


Câu chuyện miễn phí

Điểm qua một số ứng dụng loại này hiện đang phổ biến tại Việt Nam, đến từ các nhà phát triển nước ngoài có thể kể đến Whatsapp hay Wechat còn xuất xứ từ Việt Nam thì tiêu biểu nhất chính là Zalo của VNG. Hình thức nhắn tin miễn phí thông qua các ứng dụng điện thoại thông minh đang ngày càng len lỏi và được các bạn trẻ giới thiệu với nhau nhằm phục vụ cho mục đích trao đổi một cách dễ dàng mọi lúc mọi nơi. Rất đơn giản, chỉ cần mở thiết bị di động của mình và truy cập vào ứng dụng nhắn tin của mình.

Ung dung Zalo

Ứng dụng Zalo

Được thiết kế với tính năng “Always on”, người dùng chỉ cần nhận tin qua thiết bị chứ không phải bằng tài khoản(có tích hợp tài khoản đối với một số ứng dụng). Tin nhắn sẽ tự động đẩy về thiết bị của người dùng bất kỳ lúc thiết bị đó kết nối với internet. Nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí chính là các lí do người dùng thiết bị thông minh tại Việt Nam ngày càng lại gần với các ứng dụng chat miễn phí này hơn.

Nếu cách đây vài ba tháng, bạn dễ dàng gặp các bạn trẻ sử dụng Wechat như một công cụ "thời thượng" để trao đổi thông tin. Sở dĩ nó trở nên "hot" như vậy là do phần mềm này vừa tiện, vừa nhanh và quan trọng lại miễn phí.

...và những hệ lụy

Nhung diem yeu cua ung dung nhan tin mien phi

Những điểm yếu của ứng dụng nhắn tin miễn phí

Tuy nhiên, các phần mềm nhắn tin miễn phí này hiện đang trở thành một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của các nhà chức trách của mỗi quốc gia. Cùng với những lợi ích kể trên, vấn đề bảo mật và các động cơ tiêu cực khác có thể dễ dàng nhìn thấy ở những ứng dụng này. Thông tin của người sử dụng phần mềm đều bị kiểm soát và quản lí bởi công ty phát triển và cung cấp nó. Vì thế, họ có thể bị lợi dụng cho những mục đích không tốt nếu một tổ chức, cá nhân hay cơ quan, bằng cách nào đó, có được quyền truy cập và sử dụng thông tin, chi phối hoạt động trên phần mềm mà họ đang sử dụng.

Theo thông tin được biết, hiện nay công ty sở hữu WeChat là Tencent của Trung Quốc đã sở hữu 49% cổ phần của công ty Vinagame, cha đẻ của ứng dụng Zalo. Nên có lẽ vì thế, chẳng sai khi gọi Trung Quốc là "cha đẻ" của những phần mền nhắn tin miễn phí đang nở rộ tại Việt Nam.

Không những thế, những phần mền này lại dễ dàng trở thành trào lưu khi giới trẻ đua nhau sử dụng. Được biết, số lượng người sử dụng smartphone mà đặc biệt là iPhone tại Việt Nam đang tăng nhanh với số lượng chóng mặt. Nó không chỉ là phương tiện hữu ích để sử dụng mà còn trở thành đồ trang sức chứng tỏ sự sành điệu hay chuyên nghiệp. Chính vì thế, đôi khi, một số bạn trẻ tiếp cận với những phần mềm đặc biệt này theo kiểu "a dua" mà không hiểu hết về tính năng cũng như những hệ lụy.

Nhung he luy tu ung dung nhan tin mien phi

Những " hệ lụy" từ ứng dụng nhắn tin miễn phí

Một số ngôi sao cũng không ngần ngại chia sẻ với cộng đồng về việc sử dụng phần mềm nhắn tin miễn phí của mình. Gần đây nhất, việc hai giọng ca nổi lên từ The Voice Việt Nam là Bùi Anh Tuấn và Bảo Anh liên tục có các hoạt động PR cho phần mềm Wechat đến từ Trung Quốc hiện đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. Vẫn biết, cài đặt phần mềm chat miễn phí và khuyến khích mọi người cùng sử dụng như mình không phải là xấu nhưng người dùng cũng nên quan tâm và chú ý để có thể tự bảo vệ mình tránh khỏi những rủi ro không thể lường trước được đến từ loại hình nhắn tin mới này.

Like Topit.vn

Tin mới
 
Tin liên quan
 
Tiêu điểm