DARPA - Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ - đã hoàn tất công việc phát triển cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật với khả năng cảm nhận như những cánh tay bình thường.
Hiện tại, cánh tay nhân tạo này đã đạt tới độ chính xác gần như 100% khi sau khi thử nghiệm. Người đầu tiên tiên sử dụng cánh tay là một bệnh nhân chấn thương cột sống 28 tuổi đã bị liệt gần 10 năm nay, cánh tay giả này sẽ được liên kết tín hiệu với bộ não của bệnh nhân để anh ta thể cảm nhận được mình đang chạm vào thứ gì.
Cánh tay nhân tạo có thể cảm nhận như thật
Cảm nhận bằng tay nhân tạo, tại sao không?
Justin Sanchez, chủ nhiệm chương trình phát triển, cho biết việc điều khiển các bộ phận nhân tạo đã thực sự bước lên một nấc thang mới khi thông tin phản hồi từ bề mặt tiếp xúc đã được phân tích một cách cụ thể hơn và tạo ra một cái gì đó gọi là "giác quan nhân tạo" để hỗ trợ các bệnh nhân một cách hiệu quả hơn. Các thử nghiệm lâm sàng thông qua việc gắn các điện cực lên vỏ não của những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã cho kết quả khả quan khi tín hiệu truyền về não tương đối ổn định và không gây ra tác dụng phụ. Hiện tại, cánh tay nhân tạo này đã đạt tới độ chính xác gần như 100% khi sau khi thử nghiệm.
Cánh tay nhân tạo đã đạt tới độ chính xác gần như 100% khi sau khi thử nghiệm
Cánh tay nhân tạo vốn được thiết kế bởi phòng thí nghiệm robot của đại học John Hopkins và DARPA đã bổ sung thêm khả năng truyền nhận tín hiệu giác quan từ những va chạm vật lý cho nó để tạo ra một bước đột phá cho ngành y học trong tương lai, đặc biệt là những gì liên quan đến việc phục hồi chức năng cho các bệnh nhân khuyết tật. Bộ phận đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu này là những cảm biến momen xoắn có thể phát hiện những áp lực tác động lên bề mặt của cánh tay nhân tạo này.