Tiêu chí và công thức nào để có thể tính được giá trị của kinh tế số Việt Nam trong tổng thể GDP?

Như Chính phủ đã đặt ra mục tiêu là kinh tế số sẽ phải chiếm 25% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030. Tuy nhiên, phải dựa trên tiêu chí và công thức nào để tính được giá trị của kinh tế số trong tổng thể GDP?

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức tại Nam Định ngày 14/9/2023 sẽ chính thức trả lời với công luận về tiêu chí và công thức để tính được giá trị của kinh tế số trong tổng thể GDP của Việt Nam.

Để phát triển được kinh tế số và xã hội số, điều rất quan trọng hiện nay là phải làm rõ nội hàm của kinh tế số và xã hội số để định hướng triển khai được rõ ràng, cụ thể hóa các hành động một cách hiệu quả, và có được các phương thức phù hợp.

Việc chuyển đổi số toàn bộ nền kinh tế, xã hội đóng vai trò là điều kiện cần để có thể thúc đẩy được sự phát triển của kinh tế số và xã hội số. Do vậy, không chỉ đơn thuần phát triển các hoạt động đơn lẻ về kinh tế số và xã hội số, mà cần phải có một sự lồng ghép hiệu quả giữa việc chuyển đổi số với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ chính trị và các hoạt động xã hội để đảm bảo tính cộng hưởng hiệu quả của tiến trình chuyển đổi số.

Chỉ có như vậy, mới đặt được các nền tảng cơ bản cho sự phát triển kinh tế số, xã hội số. Vấn đề chuyển đổi nhận thức, đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng năng lực số cho toàn thể công chức, viên chức, cán bộ và người dân là những điều đủ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế số và xã hội số.

Toàn cảnh buổi hội thảo

Theo ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện Chiến lược chuyển đổi số thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam, phải xác định và thống nhất được nội hàm và ngoại diên để có được một khái niệm kinh tế số thì mới có thể dựa trên đó xây dựng các tiêu chí và công thức để tính giá trị của kinh tế số.

Vấn đề về thống kê kinh tế, đo lường GDP đến hiện nay theo cách truyền thống cũng đã và đang tồn tại rất nhiều tranh cãi. Do vậy, việc đặt thêm việc đo lường kinh tế số cũng sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề và cần phải có một sự thống nhất để đảm bảo công tác thống kê, báo cáo.

Đây có thể là một trở ngại rất lớn.

Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất được tổ chức tại thành phố Nam Định là sự kiện cấp quốc gia, chuyên sâu về phát triển kinh tế số và xã hội số do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức. Ngoài lãnh đạo Chính phủ; các bộ, ban, ngành trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố; diễn giả thuộc các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế, chuyển đổi số; các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền thông cũng tham gia sự kiện này.

Diễn đàn bao gồm chuỗi hoạt động: Phiên diễn đàn cấp cao, 3 hội thảo chuyên đề nhằm cung cấp chuyên sâu các thông tin về định hướng chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các xu hướng phát triển kinh tế số gắn với phát triển thương mại điện tử nông thôn, phổ cập chữ ký số và các công nghệ tài chính số, dữ liệu số trong tiến trình chuyển đổi số; Triển lãm quốc tế với chủ đề xuyên suốt "Mang nền tảng số đến hộ gia đình".

Ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện Chiến Lược Chuyển Đổi Số (DTSI) chia sẻ

Diễn đàn bao gồm chuỗi hoạt động: Phiên diễn đàn cấp cao, 3 hội thảo chuyên đề nhằm cung cấp chuyên sâu các thông tin về định hướng chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các xu hướng phát triển kinh tế số gắn với phát triển thương mại điện tử nông thôn, phổ cập chữ ký số và các công nghệ tài chính số, dữ liệu số trong tiến trình chuyển đổi số; Triển lãm quốc tế với chủ đề xuyên suốt "Mang nền tảng số đến hộ gia đình".

Việc tổ chức Diễn đàn nhằm tạo cơ hội trao đổi kiến thức quản lý và thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó tập trung phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam, giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Diễn đàn là cơ hội để các đại biểu trải nghiệm, tiếp cận với các kinh nghiệm, giải pháp chuyển đổi số thông minh; mở ra cơ hội kết nối với doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong huy động nguồn lực, sử dụng các giải pháp, dịch vụ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho địa phương mình.

Nam Định được lựa chọn là đơn vị đăng cai tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số lần thứ nhất do tỉnh nằm trong 10 địa phương dẫn đầu toàn quốc về thực hiện chuyển đổi số thời gian qua và có bước phát triển nhanh, mạnh trong các lĩnh vực phát triển kinh tế số, xã hội số.


Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Tiêu điểm