Lật tẩy chiêu bài lừa đảo qua voucher

29/06/2012

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, các trang web khuyến mại đã bắt tay các công ty lừa đảo bằng cách đánh vào tâm lý ham của rẻ của người tiêu dùng.

Nhiều khách hàng không khỏi bức xúc vì khi tham khảo trực tiếp tại số điện thoại của công ty mới biết, giá gốc của sản phẩm chỉ bằng 2/3 mức giá sau khi đã được khuyến mại 60% - 70 %.

Lật tẩy chiêu bài lừa đảo qua voucher

Voucher luôn có điều kiện “mập mờ” đi kèm

Chị Trịnh Thu Hoài (P. Ngọc Khánh, Q. Ba Đình, HN) cảnh báo: “Các voucher thường mập mờ chung chung về thành phần các sản phẩm đựợc áp dụng. Mục đích là để trà trộn những mặt hàng tồn, hàng kém chất lượng bán cho khách. Người tiêu dùng sau khi đã bỏ tiền mua voucher chẳng khác nào bị đặt vào sự đã rồi, muốn hay không cũng phải ẵm hàng kém chất lượng về sử dụng”.

Người phụ trách một công ty mua sắm cộng đồng cho biết, hiện nay, nơi nào cũng hạ giá nên người tiêu dùng chỉ thích những mặt hàng được giảm giá mạnh. Cùng một giá bán ra, nhưng nếu giữ đúng giá gốc thì mức giảm chỉ là 10% hay 20% thì ít người mua. Tuy nhiên, nếu tăng giá lên rồi giảm xuống thì nhìn bề ngoài, giá được hạ đến 50%, 70%, nhiều khách hàng sẽ chọn. Các voucher mua hàng thường áp dụng cách này để “qua mặt” người tiêu dùng.

Với những voucher giảm giá đến 50% cho giá trị sử dụng, khi người mua đến các cửa hàng có mặt hàng giảm giá thì hàng luôn hết một cách ngẫu nhiên. Đây là chiêu lừa khá tinh vi mà các cửa hàng sắp đặt trước.

Nắm bắt tâm lý của giới trẻ là đặt yếu tố ngon - bổ - rẻ lên hàng đầu trong các cuộc tụ tập nhóm, hầu hết voucher được tung ra đều nhắm đến đối tượng này. Anh K.T, chủ một cửa hàng bánh pizza trên phố Triệu Việt Vương (Q. Hai Bà Trưng, HN) cho biết: “Khoảng 10% trong tổng số khách mỗi ngày ở cửa hàng tôi là khách sử dụng voucher, trong đó, phần lớn là sinh viên”. Đứng ở góc độ người làm kinh doanh, anh K.T nêu quan điểm: “Hầu hết các cửa hàng kinh doanh đều muốn giữ khách hàng lâu dài. Tuy nhiên, một số trang web có cách làm mang tính “ăn xổi” là phân biệt đối xử với những khách hàng sử dụng voucher. Cách làm này chỉ có thể tồn tại ở những cơ sỏ kinh doanh mờ ám, mang tính trục lợi nên sớm muộn gì cũng sẽ bị thất sủng, đặc biệt trong thời điểm cả xã hội đang thắt lưng buộc bụng như bây giờ”.

Theo Thông tư 46 của Bộ Công Thương về quy định quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, việc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà hợp đồng không xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải chịu trách nhiệm. Song, người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng hơn với thông tin mua bán qua mạng, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Theo nguoiduatin

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Bài xem nhiều
 
Tiêu điểm