Quái vật biển có 7 đôi chân

Loài vật thuộc loài giáp xác này có vẻ thích ăn cao su các bạn ạ

Người ta đã phát hiện thấy những "vết răng" phá hoại dây cáp của hệ thống camera dưới nước tại Bahamas thuộc vùng Tây Ấn và các nhà khoa học bắt tay vào cuộc tìm kiếm thủ phạm bí ẩn này.

Đây chính là thủ phạm phá hoại dây cáp camera ở Bahamas.

Nhà khoa học Edd Brooks đến từ Viện Bahamas Cape Eleuthera Institute đã quan sát kĩ những sợi dây cáp bị gặm mất lớp cao su bên ngoài bảo vệ và phát hiện những dấu răng này giống như bị của một loài giáp xác gặm mòn.

Anh cho rằng loài sinh vật lạ đó là loài mối biển, cư trú ở độ sâu 2.500m so với mặt nước biển. Nó có tên khoa học là Bathynomus Giganteus, một loài anh em họ hàng ngoại cỡ với loài mối gỗ.

Tên khoa học của loài giáp xác này là Bathynomus Giganteus.

“Không thể là cái gì khác ngoài bộ hàm dưới sắc lẹm của nó. Đó chính là cuộc tấn công của Bathynomus”, Brooks cho biết.

Những cái chân của nó được sắp xếp thành bảy cặp, và hai cặp phía trước có thể điều khiến khéo léo để đưa thức ăn vào bốn cái khe hàm.

Nó là một loài chuyên ăn xác thối đặc biệt là xác tôm, cá và cá voi.Loài sinh vật này thường sống ở vùng nước sâu dưới 2.500 mét so với mặt nước biển.

Loài sinh vật này thường sống ở vùng nước sâu và lạnh ở biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đây có thể là ví dụ điển hình cho hình ảnh những sinh vật khổng lồ dưới lòng đại dương.

Những dây cáp bị loài sinh vật này phá hoại.

Ở vùng nước sâu, nhiều loài giáp xác và động vật không xương sống thường có xu hướng to lớn hơn so với các động vật cùng loài ở vùng nước cạn. Người ta vẫn chưa biết chắc nguyên nhân có phải do nhiệt độ thấp và áp suất cao hay là do nguồn thức ăn khan hiếm.

Các cuộc tấn công hệ thống camera thường ít xảy ra nhưng các nhà khoa học phát hiện những sinh vật này thường phổ biến ở Vịnh Mexico. Hầu hết các sinh vật đều có chân rất dài, một số có thể dài đến 1 mét.

Theo iOne

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Bài xem nhiều
 
Tiêu điểm