Năm 2035: Con người lên vũ trụ bằng thang máy

10/02/2015
“Thang máy vũ trụ” một khái niệm chỉ nghe thấy trong phim khoa học viễn tưởng nhưng nó sẽ được xuất hiện vào năm 2035. Ước tính khi sử dụng thang mày này sẽ giúp tiết kiệm tới 50-100 lần kinh phí vận chuyển vật chất lên không gian. Liệu khoa học công nghệ có thể thực hiện được?

thang may vu tru
thang máy vũ trụ

Từ ngày 12 tháng 4 năm 1981, chiếc phi thuyền đầu tiên của Colombia đã bay vào không gian, sau đó đã có nhiều phi thuyền nữa được bay vào vũ trụ nhưng chi phí vận chuyển 1kg vật chất mất khoảng 22.000$. Trước khoản chi phí khổng lồ đó ý tưởng xây dựng thanh máy vũ trụ đã được hình thành. Nó được xem là công nghệ tương lai của loài người, và dự tính sẽ trở thành hiện thực vào năm 2035.

Thang máy vũ trụ bao gồm:

- Trục cáp (cable) được gắn một đầu xuống Trái Đất, chủ yếu là vùng biển nằm tại đường Xích Đạo. Đầu kia được móc vào đối trọng (counterweight) ở ngoài không gian.
- Ngoài ra còn có thang máy (climber) được gắn vào trục cáp có tác dụng vận chuyển người và hàng hóa ra ngoài không gian.

Dự kiến chiều cao của trục cáp là 100.000 km, cao hơn cả quỹ đạo của các vệ tinh do thám xung quanh trái đất.

mo hinh thang may vu tru
Mô hình thang máy vũ trụ.

Xương sống của thang máy chính là hệ thống trục cáp. Nhưng thật bất ngờ, chiều rộng trục cáp của thang máy vũ trụ dự kiến chỉ rộng vài cen ti mét và mỏng như một tờ giấy, và nó ngắn hơn chiều dài cả trăm lần. Đặc biệt khi co lại, tỉ lệ giữa chiều dài và chiệu rộng vẫn được giữ nguyên, nếu chiều dài là 1 mét thì chiều rộng chỉ là 10 na nô mét– dày hơn vài lần so với tế bào DNA. Tỷ lệ chênh lệch như vậy nhưng nó lại có thể vận chuyển hàng hóa và con người lên vũ trụ, liệu các nhà khoa học có đang hoang tưởng hay không? Liệu công nghệ của tương lai này có đáng tin không?

chenh lech chieu dai va rong thang may vu tru
chênh lệch về chiều dài và chiều rộng thang máy vũ trụ

Kim cương được xem là một vật liệu có độ bền cao nhất thế giới, nhưng nó cũng không được chọn để làm vật liệu bởi nó chưa thỏa mãn 3 tiêu chí: Cực bền, cực nhẹ, và cực linh hoạt. Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, một vật liệu có tên “các bon na nô (carbon nanotube) sẽ được chế tạo ra, phù hợp với các tiêu chí mà các nhà khoa học đặt ra. Nó được cấu tạo từ phân tử các bon, giống với kim cương. Tuy nhiên nó có trọng lượng thích hợp, bền hơn 100 lần so với thép, linh hoạt như chất dẻo, đáp ứng các tiêu chuẩn mà các nhà khoa học đã đưa ra.

cac bon na no
Minh họa phân tử ống các bon na nô – vật liệu xương sống cho dự án thang máy vũ trụ.

Thang máy vũ trụ không chỉ tiết kiệm chi phí vận chuyển con người và hàng hóa mà nó còn đóng góp lớn cho nhiều lĩnh vực như viễn thông, quân sự và đặc biệt là khoa học khám phá vũ trụ. Ví dụ nó được dùng để thiết lập căn cứ trực tiếp trên sao hỏa, làm bệ phóng cho các căn cứ di động vào không gian.

Công nghệ của tương lai sẽ giúp con người có được các loại vật liệu khác tương tự như các- bon-na-nô. Vì vậy, theo dự đoán của IAA ( học viện du hành vũ trụ quốc tế) vào năm 2025 con người có thể lên tới độ cao 1000km so với mặt nước biển. Và thang máy vũ trụ có thể hoàn thành vào năm 2035, có thể chịu được trọng tải lên đến 20 tấn. Không chỉ có thang máy vũ trụ mà sẽ còn có các công trình bất ngờ khác sẽ được công bố trong tương lai. Vì vậy việc khám phá vũ trụ không còn là vấn đề khó khăn nữa.

Nguồn: genk.vn

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Tiêu điểm