Cách mạng công nghiêp 4.0 và ảnh hưởng với cải cách quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy. 

Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...

Trước làng sóng này, các doanh nghiệp Việt Nam, các đơn vị đang sản xuất kinh doanh theo các phương pháp truyền thống và mô hình quản lý cũ sẽ khó đáp ứng với yêu cầu mới của thời đại. Nhờ việc ứng dụng công nghệ quản lý mới như mạng xã hội doanh nghiệp, thực tại ảo,…tốc độ xử lý thông tin và ra quyết định sẽ nhanh hơn rất nhiều, các giải pháp quản lý này đã ứng dụng thành công tại Mỹ, Nga và một số nước trên thế giới. Đơn cử như năm 2013, cả thế giới sôi sục khi công ty công nghệ Bitrix24 trình làng một giải pháp quản lý trực quan trông như facebook mô phỏng toàn bộ bộ máy quản lý của doanh nghiệp, ngay lập tức trao lưu này đã lan rộng sang châu Á. Tại Việt Nam, công nghệ quản lý mới này bắt đầu du nhập, từ  “mạng xã hội doanh nghiệp” đã không còn quá mới mẻ.

Theo Vitranet24 một công ty chuyên tư vấn quản lý, họ dự đoán từ năm 2013 như sau: “Tới năm 2016 sẽ có hơn 2000 doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng một mạng quản lý nội bộ trông gần như facebook” và sự thực thì con số hiện tại được thống kê là hơn 3000 doanh nghiệp của chúng ta đã dùng chuyên sâu hoặc bắt đầu sử dụng một mạng xã hội quản lý nội bộ cho công ty của mình.

Thế giới đang thay đổi từng ngày, công nghệ số, tự động hóa đã len lỏi tới từng quốc gia. Để đón đầu xu hướng và thích ứng tốt với những thay đổi này, thiết nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam cần mở kén và mạnh dạn áp dụng những công nghệ mới trong quản lý cũng như thúc đẩy hoạt đông sản xuất kinh doanh. Nếu còn giữ những tư duy và tập quán cũ, khả năng phá sản hoặc đóng cửa có thể là cái kết không mong muốn đối với các doanh nghiệp của chúng ta.

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Tiêu điểm