An ninh mạng Việt Nam sẽ “u ám” hơn trong năm 2016

Trong hệ thống mạng, vấn đề an toàn và bảo mật thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, điều này càng đáng quan tâm hơn khi tình trạng tấn công, xâm nhập mạng có tổ chức và quy mô diễn ra trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

an-ninh-mang-viet-nam
An ninh mạng có vai trò cô cùng quan trọng trong vấn đề bảo mật thông tin

Nhận xét sơ bộ về hiện trạng sử dụng internet và thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay, bà Laura Stone, Đại sứ quán Mỹ nói: “Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia có hệ thống thương mại điện tử dễ bị tổn thương nhất trong khu vực Đông Nam Á”. Và theo nghiên cứu mớ nhất từ CSIS/McAfee, mỗi năm, các loại tội phạm mạng đã gây thiệt hại lên đến 445 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Dự đoán năm 2016, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam sẽ còn tồi tệ hơn.

Hệ thống dữ liệu, thông tin mật đã bị đánh cắp và sử dụng cho nhiều mục đích trái phép đã gây hoang mang và lo lắng cho các cá nhân, doanh nghiệp. Để đối phó và làm giảm sự tấn công mạng, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã chủ trì và tham gia đợt diễn tập về an toàn thông tin, chống tấn công mạng quốc tế quy mô lớn (ACID 2015) với sự tham gia của 14 quốc gia vào hôm 28/10/2015 vừa qua. Cuộc diễn tập quy mô lớn này nhằm nâng cao nhận thức cũng như đề ra hướng giải quyết cho người tham gia Internet.

bao-mat-mang-2015
Mỗi năm, các loại tội phạm mạng đã gây thiệt hại lên đến 445 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu

Đợt diễn tập diễn ra tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và được cộng đồng mạng ủng hộ. Trong một nghiên cứu mới đây của hãng bảo mật Kaspersky, 3/4 trong số 18.000 người tham gia khảo sát cho thấy họ chưa trang bị những kiến thức đủ để nhận biết các mối nguy hại trên internet. Kết quả cũng cho thấy 45% người sử dụng internet đã gặp phải một sự cố phần mềm độc hại nhưng 13% trong số những người bị ảnh hưởng không biết tại sao mình lại gặp phải vấn đề này. Buổi diễn tập chuyên sâu về các kỹ năng như điều tra, phân tích, ứng cứu sự cố mã độc gián điệp nhằm giúp các đơn vị tham gia nâng cao kỹ năng trong việc điều tra và phản ứng với kịch bản mã độc gián điệp trong không gian mạng.

Trong buổi diễn tập, Viện CSO cũng đưa ra cái nhìn tổng quát về an ninh mạng Việt Nam với lực lượng nhân sự an ninh mạng chuyên trách ở các công ty còn rất mỏng, chưa được đào tạo chuyên sâu, dẫn đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng tại các cơ quan, tổ chức còn tồn tại nhiều bất cập, trong khi tội phạm mạng gia tăng dồn dập và ngày càng tinh vi hơn.

Trên thế giới, nhu cầu cho các chuyên gia an ninh mạng trên toàn thế giới đã tăng nhanh gấp 3,5 lần so với thị trường IT nói riêng và gấp 12 lần so với thị trường lao động nói chung. Riêng Việt Nam, theo số liệu Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM ước tính đến năm 2015, cả nước cần hơn 330.000 lao động ở lĩnh vực này. Thống kê còn cho thấy sự thiếu hụt nhân lực ngành CNTT trầm trọng. Nhu cầu này là khoảng 250.000 lao động.

Những con số phân tích và điều tra trên một lần nữa khẳng định vai trò, sự cần thiết về nhân lực và sự quan tâm đúng hướng trong lĩnh vực an ninh mạng trong thời gian sắp tới. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa vẫn đề bảo mật an ninh mạng trong thời kỳ tội phạm ảo ngày càng gia tăng và tinh vi, có tổ chức hơn.

Tin tức được cập nhật tại Tin nhanh công nghệ

Like Topit.vn
Tin mới
 
Tin liên quan
 
Tiêu điểm